Năm 1648, nhà vật lý nổi tiếng người Pháp tên là Blaise Pascal đã nhận ra rằng áp lực lên một chất lỏng bị nén tạo ra một lực bằng nhau theo mọi hướng, và lực vật lý này có thể được khai thác và tận dụng. Mãi đến năm 1738, khi Daniel Bernoulli đưa nó vào sử dụng bằng cách tăng áp lực nước trong máy bơm và nhà máy sử dụng định luật Bernoulli. Gần sáu mươi năm sau, vào năm 1795, Joseph Bramah đã được cấp bằng sáng chế cho máy ép thủy lực đầu tiên ở Anh, mở đường cho cuộc cách mạng công nghiệp tự động hóa mọi thứ từ máy in, đến cần cẩu, đến máy cắt và dập, và do đó tự động hóa quá trình sản xuất.
1. Cấu tạo xi lanh thủy lực.
Xi lanh thủy lực là một cơ cấu chấp hành có nhiệm vụ chuyển đổi thế năng ở dạng áp suất dầu thủy lực thành cơ năng tạo công chuyển động thẳng hoặc xoay. Một xi lanh thủy lực của thương hiệu HULOMECH (phù hợp với tiêu chuẩn ISO 6020/6022) với cấu tạo cơ bản gồm có các bộ phận như hình 1 dưới đây:
1- Ổ bi cầu.
2- Bulong hãm. 3- Gioăng TPM làm kín piston và ống. 4- Gioăng Oring làm kín cần và piston. 5- Quả piston. 6- Cần piston. |
7- Ống xi lanh.
8- Gioăng GDS làm kín chính giữa cổ và ống 9- Gioăng TTI làm kín cổ và cần. 10- Gioăng Oring làm kín phụ giữa cổ và ống 11- Gioăng GHK gạt bụi. 12- Cổ xi lanh |
2. Phân loại xi lanh thủy lưc
Có nhiều cách phân loại xi lanh thủy lực như theo nguyên lý làm việc thì xi lanh thủy lực được phân làm: Xi lanh thủy lực chuyển động thẳng (gọi tắt là xi lanh thủy lực) và xi lanh thủy lực chuyển động quay (gọi tắt là xi lanh quay). Trong xi lanh thủy lực chuyển động tương đối giữa piston và thân ống xi lanh là chuyển động tịch tiến còn trong xi lanh quay chuyển động tương đối giữa piston xi lanh và thân xi lanh là chuyển động quay và góc quay thường nhỏ hơn 360 độ.
2.1. Phân loại theo chức năng
Xi lanh tác dụng đơn: Hay còn gọi là xi lanh thủy lực một chiều, khi hoạt động bơm thủy lực sẽ bơm dầu vào phía đuôi xi lanh để đẩy piston ra ngoài và trên xi lanh một chiều chỉ có duy nhất một đường kết nối với ống dầu. Với loại này thường là xi lanh chuyển động tịch tiến bằng áp lực dầu thủy lực (để nâng hoặc đẩy vật) và lùi lại bằng khối lượng tạo lên lực lực trọng trường của vật (khi này xi lanh được dựng thẳng đứng và đầu ti hướng lên trên) hoặc bằng lo xo lắp bên trong xi lanh.
+ Loại hồi về bằng trọng lực
+ Loại hồi về bằng lo xo.
Xi lanh tác dụng kép: Hay còn gọi là xi lanh thủy lực hai chiều. Khi này bơm sẽ đưa dầu thủy lực vào lòng xi lanh để có thể tác động cả 2 phía của piston. Người sử dụng có thể điều khiển xi lanh lên xuống, vào ra hợp lý theo các hướng lắp đặt khác nhau mà không phải sử dụng bất kỳ một thiết bị trợ lực hồi xi lanh nào.
Xi lanh tầng: Loại này chủ yếu được sử dụng ở các vị trí yêu hành trình lớn nhưng xi lanh có độ dài khá bé như nâng các thùng xe ô tô tải chuyên dụng.
2.2. Phân loại theo thiết kế
Xi lanh thủy lực mặt bích (Flange Hydraulic Cylinder): Là loại xi lanh thủy lực có gắn thêm mặt bích ở đầu, đuôi hoặc giữa thân của xi lanh với mục đích có thể sử dụng gắn cố định vào khung của các bộ máy một cách chắc chắn và cân bằng.(Tham khảo xi lanh thủy lực mặt bích HULOMECH)
Xi lanh thủy lực có đai kết nối (Xi lanh thủy lực hai đầu bi cầu): Là loại xi lanh thủy lực thông dụng nhất hiện nay thường được thấy trên các loại cần cẩu, xe múc, máy xúc, xe nâng và các loại điều khiển hoạt động của các phương tiện và máy móc chuyên dụng.
Xi lanh thủy lực ghép gu rông: Loại xi lanh này được lắp ghép và giữ cố định bởi bốn thanh gu-rông thép cường độ cao khóa ren xuyên suốt giữ các bộ phận từ hai đầu nắp xy lanh (với các xi lanh có đường kính lớn có thể có đến 20 thanh gu-rông giữ). Kết cấu xi lanh dạng này giúp cho việc tháo lắp, service các xi lanh được dễ dàng và cũng dễ chế tạo từ các bộ phận tiêu chuẩn. Xi lanh thủy lực loại này thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp.
Leave A Comment