Bơm và động cơ thủy lực là hai thiết bị có chức năng trái ngược nhau. Bơm là thiết bị tạo ra năng lượng trong khi đó Động cơ thủy lực là thiết bị tiêu thụ năng lượng này. Tuy vậy kết cấu và phương phá tính toán của bơm dâu và Động cơ thủy lực cùng loại là giống nhau.
I- Bơm thủy lực
Bơm thủy lực là một cơ cấu dùng để biến đổi cơ năng thành năng lượng của dầu (dòng chất lỏng). Trong hệ thống dầu ép thường chỉ dùng bơm thể tích là loại bơm thực hiện việc biến đổi năng lượng bằng cách thay đổi thể tích các buồng làm việc. Khi thể tích của buồng làm việc tăng bơm nằm ở cơ chế hút dầu thực hiện chu kỳ hút và khi thể tích buồng giảm bơm nằm ở cơ chế đẩy dầu ra thực hiện chu kỳ nén.
Tùy thuộc vào lượng dầu do bơm đẩy ra trong một chu kỳ làm việc, ta có thể phân loại ra hai loại bơm sau:
1. Bơm có lưu lượng cố định
- Bơm bánh răng ăn khớp ngoài
- Bơm bánh răng ăn khớp trong
- Bơm piston hướng trục
- Bơm trục vít
- Bơm piston dãy
- Bơm cánh gạt kép
- Bơm rô to
2. Bơm có lư lượng có thể điều chỉnh.
- Bơm piston hướng tâm
- Bơm piston hướng trục truyền bằng đĩa nghiêng
- Bơm piston hướng trục truyền bằng khớp cầu
- Bơm cánh gạt đơn
II- Động cơ thủy lực
Động cơ thủy lực là thiết bị dùng để biến ổi năng lượng của dòng chất lỏng thành động năng quay trên trục động cơ. Dưới tác dụng của áp suất, các phần tử của động cơ quay.
Những thông số cơ bản của Động cơ thủy lực là lưu lượng của 1 vòng quay và hiệu suất đường vào và đường ra.
III – Các đại lượng đặc trưng
1. Thể tích dầu tải đi trong 1 vòng (1 chu kỳ)
Thể tích của dầu tải đi trong 1 chu kỳ tức là thể tích dầu đường truyền tải qua bơm tính trên 1 vòng quay của trục bơm. Đơn vị chúng ta thường thấy ở đây là cc/r (1 cc = 1 cm3 ).
2. Áp suất là việc
Áp suất làm việc là áp suất của bơm tạo ra cho hệ thống hay còn được hiểu là độ nén của chất lỏng.
P1 là áp suất ổn định
P2 là áp suất cao
P3 là áp suất đỉnh (áp suất qua van tràn)
Lưu lượng của bơm về lý thuyết không phụ thuộc vào áp suất (trừ bơm ly tâm), mà chỉ phụ thuộc vào kích thước hình học và vận tốc quay của nó. Nhưng trong thực tế thì do sự rò rỉ qua khe hở ở giữa các khoang hút và khoang đẩy nên lưu lượng thực tế nhỏ hơn lưu lượng lý thuyết và giảm dần khi áp suất tăng.
Một yếu tố quan trọng gây mất mát năng lượng nữa là hiển tượng hỏng. Hiện tượng này thường xuất hiện khi ống hút quá nhỏ hoặc dầu có độ nhớt cao.
Khi bộ lọc đầu hút dầu bị bẩn cùng bới sự tăng cản của dòng chảy thì lưu lượng bơm bị giảm dần. Khi đó bơm làm việc càng ngày càng ồn và cuối cùng thì tắc hẳn. Bởi vậy cần phải lưu ý trong lúc lắp ráp cần làm sao để ống hút to, ngắn và thẳng.
Leave A Comment